Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Nhãn

Navigation

Đề nghị cấm "chia lô bán nền" khi sửa luật Đất đai và top 3 dạng tranh chấp đất đai thường gặp nhất

GS Đặng Hùng Võ đề nghị cấm "chia lô bán nền" trong dự án Luật Đất đai sửa đổi để tránh "chôn" tiền vào đất, không thúc đẩy sự phát triển. Cùng Mahala

GS Đặng Hùng Võ đề nghị cấm "chia lô bán nền" trong dự án Luật Đất đai sửa đổi để tránh "chôn" tiền vào đất, không thúc đẩy sự phát triển. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu chi tiết bên dưới!


Đề nghị cấm "chia lô bán nền" khi sửa luật Đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn chỉnh dự án Luật Đất đai sửa đổi, chuẩn bị trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (khai mạc vào tháng 5). Chia sẻ tại hội thảo khoa học do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây, giáo sư Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường) cho biết, cơ quan soạn thảo đã bốn lần đề cập đến mục tiêu sửa Luật Đất đai. Đó là sửa luật để phát triển nông nghiệp, phát triển bất động sản du lịch, tháo gỡ ách tắc trong phê duyệt đất dự án nhà ở, và giải quyết việc người nước ngoài nhờ người Việt đứng tên các lô đất ở Việt Nam.

Cho rằng dự luật vẫn còn vĩ mô, chưa giải quyết các vấn đề cụ thể, ông Võ đề xuất ban soạn thảo "cấm chia lô bán nền, chỉ sử dụng cách thức này ở một số vùng nông thôn đang cần đất ở cho các hộ gia đình tách ra từ một hộ, không mang tính thị trường". Nguyên nhân là chia lô bán nền khiến người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn, lâu dài sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên.

Theo ông Võ, sau Luật Đất đai 2003, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã viết tay yêu cầu Nghị định 181 phải có điều cấm hoàn toàn phân lô bán nền ở khu vực đô thị và phát triển quy hoạch đô thị. Nhưng chỉ vài năm sau đó, quy định lại mở hơn, cho phép phân lô bán nền ở thị trấn và nông thôn. Đến Luật Đất đai 2013 thì cho phép chia lô bán nền ngay trung tâm thành phố. "Điều này là không hợp lý nên cơ chế chia lô bán nền phải dứt khoát bỏ. Đất sốt đầu tiên là ở đất nền, sau đó mới ở loại đất khác", ông nói.

GS Võ cũng cho rằng, dự luật cần quy định "vốn hóa đất đai", nghĩa là có các phương thức chuyển đất đai thành vốn được tính bằng tiền. Ví như Nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng làm tăng giá trị đất. Phương thức này đã được Đà Nẵng thực hiện thành công, khi thành phố phát triển hạ tầng đô thị tại các xóm nghèo của ngư dân giữa sông Hàn và bãi biển Mỹ Khê để tạo dựng trung tâm thành phố mới. Ngư dân được tái định cư tới các làng chài mới có điều kiện sống tốt hơn. Sau đó, chính quyền thu toàn bộ giá trị đất đai tăng thêm tại các khu đô thị mới và đầu tư nâng cấp hạ tầng đô thị Đà Nẵng cũ.

Theo kinh nghiệm đầu tư của các nước châu Âu, châu Mỹ, việc bỏ tiền ra làm hạ tầng luôn mang lại giá trị đất đai tăng thêm, bù đắp toàn bộ số tiền đã bỏ ra, đem lại lợi ích cho cả chính quyền và người dân. Tuy nhiên, hình thức thu giá trị đất đai tăng thêm tại Việt Nam gần như đang bị bỏ qua (trừ Đà Nẵng). Đây là nhược điểm lớn trong hệ thống quản lý đất đai ở Việt Nam.

"Tôi cho rằng Việt Nam cần khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua vốn hóa, làm nguồn vốn chủ yếu để đầu tư phát triển. Có như vậy, kinh tế đất nước mới tự đứng trên đôi chân của mình chứ không phải trông chờ vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài", GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Cũng hiến kế huy động nguồn lực từ đất đai, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng phải thay đổi cơ chế đấu giá đất. Luật Đất đai sửa đổi cần quy định rõ đấu giá đất phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh, áp dụng trong tất cả các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, không có ngoại lệ. Hình thức bỏ phiếu đấu giá gián tiếp cần loại bỏ vì dễ bị can thiệp, thay vào đó, thực hiện đấu giá trực tiếp bằng lời nói, nghiên cứu đấu giá trực tuyến.

Hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói là thông lệ quốc tế. Việc nâng giá hàng chục lần giữa các cá nhân, tổ chức tham gia sẽ mang hơi thở của thị trường vào lĩnh vực bất động sản. Khi đó, "sẽ mất đi những phi vụ đi đêm, thông đồng móc ngoặc để biến tài sản của Nhà nước, của nhân dân thành của riêng với giá rẻ mạt".

Top 3 dạng tranh chấp đất đai thường gặp nhất

Trong sở hữu và sử dụng đất đai thường xảy ra 3 dạng tranh chấp nhiều nhất là:

  1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai.
  2. Tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
  3. Tranh chấp về việc xác định mục đích sử dụng đất đai.

Cụ thể từng dạng như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai

Dạng tranh chấp đất đai này bao gồm các trường hợp cụ thể như sau:

  1. Tranh chấp giữa các chủ sử dụng đất về ranh giới giữa các khu đất được phép sử dụng và quản lý. Loại tranh chấp này thường xảy ra do một bên tự sửa đổi hoặc do hai bên không tự xác định được ranh giới sử dụng.
  2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế hoặc khi xảy ra việc ly hôn và tranh chấp quyền sử dụng tài sản chung giữa hai vợ chồng.
  3. Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất của người thân đã chuyển giao cho người khác trong các thời kỳ trước.
  4. Tranh chấp quyền sử dụng đất đai giữa người dân địa phương với những người từ nơi khác đến xây dựng vùng kinh tế mới giữa người dân địa phương với nông trường, lâm nghiệp và các tổ chức sử dụng đất khác.

Tranh chấp về các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Việc một bên vi phạm, cản trở việc thực hiện quyền của bên kia hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình cũng làm phát sinh tranh chấp đất đai. Nhìn chung, loại tranh chấp này bao gồm các trường hợp cụ thể như sau:

  1. Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
  2. Tranh chấp về số tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, công cộng.
Đọc thêm về:

Tranh chấp về việc xác định mục đích sử dụng đất đai

Đây là loại tranh chấp ít phổ biến nhưng đều có căn cứ để giải quyết vì trong quá trình giao đất cho các bên sử dụng, nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Mâu thuẫn chủ yếu xảy ra do người được trao quyền sử dụng không sử dụng đất đúng mục đích được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Tuy nhiên, mỗi loại bất động sản đều có những đặc điểm riêng và có thể sẽ có những vấn đề khác phát sinh. Bạn có thể tham khảo nên đầu tư vào Các loại hình bất động sản nào để hạn chế rủi ro và tranh chấp.

Có thể nói tranh chấp đất đai là điều không ai muốn xảy ra trong quá trình thực hiện mua bán nhà đất. Tranh chấp gây ra tổn thất về thời gian, tiền bạc và cả việc dính dáng đến pháp luật. Do đó cần phải tìm hiểu kỹ về nhà đất mình muốn giao dịch cả trên giấy tờ và ngoài thực tế.

Ví dụ: Khi có nhu cầu mua bán nhà đất Nha Trang, bạn có thể kiểm tra bằng một số biện pháp như sau để tránh xảy ra tranh chấp:

  1. Tìm hiểu qua các khu đất trong khu vực muốn mua để tránh gặp phải các khu nhà đất đang xảy ra vấn đề về giấy tờ.
  2. Để chắc chắn, chỉ chọn nhà đất có sổ đỏ chính chủ ở Nha Trang.
  3. Liên hệ địa chính ở thành phố Nha Trang để chứng thực ranh giới đất được vẽ trong sổ đỏ.
Bên cạnh đó, đừng quên đăng tin bán nhà đất tại Mahaland nếu có nhu cầu nhé!

Nguồn tham khảo: VnExpress

 

Share

Tin Rao Bán Bất Động Sản

Post A Comment: