Một căn nhà ở Bình Tân (TP HCM), tháng 2/2021, nhà thầu báo giá thi công phần thô 2 tỷ đồng, một năm sau điều chỉnh tăng 20%. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu cụ thể bên dưới!
Giá vật liệu xây dựng tăng
Mới quý I nhưng giá vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng khiến ngành xây dựng bất động sản (BĐS) điêu đứng, liên đới thị trường. Không chỉ riêng giá sắt thép mà các mặt hàng vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, đá, gạch ống, gạch men... đều nhích giá ngay đầu năm.
Nhà xây xong đội giá 400 triệu
Nhà mặt đất gồm nhà và đất, trong đó đất sẽ tăng giá theo thời gian, nhà sẽ bị khấu hao dần nhưng bù lại bằng trượt giá xây dựng. Qua thời gian, chi phí mua đất dần vượt qua chi phí xây nhà.
Ví dụ năm 2013 mua đất 1,5 tỷ đồng, xây nhà 4 tầng 110 m2 hết 2,5 tỷ, tổng là 4 tỷ. Hiện căn nhà có diện tích, quy mô và chất lượng xây dựng tương đương kế bên xây hết 4 tỷ, chi phí mua đất 8 tỷ, bằng 12 tỷ. Chi phí xây nhà đầu vào tăng chắc chắn sẽ trực tiếp làm giá nhà đất bán ra tăng theo.
Với các công trình đang thi công, nhà thầu khó đàm phán hỗ trợ giá từ chủ nhà/ chủ đầu tư để tăng giá với lý lẽ "sau khi ký hợp đồng thi công, trường hợp giá nguyên vật liệu giảm, anh cũng có giảm giá cho tôi đâu".
Với các công trình mới chưa ký hợp đồng, chắc chắn nhà thầu phải điều chỉnh tăng giá thi công. Và khi tăng giá thi công, số lượng công trình sẽ bị sụt giảm do ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của người có nhu cầu xây nhà.
Với những người xây nhà ở, giá thi công tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của họ, trong khi thu nhập của bản thân chưa bắt kịp. Điều này dễ làm giảm quyết tâm của họ trong việc xây nhà.
Tôi lấy ví dụ một căn nhà ở quận Bình Tân. Tháng 2/2021, nhà thầu báo giá thi công phần thô 2 tỷ đồng, sang tháng 1/2022 đã phải điều chỉnh thành 2,4 tỷ, tăng 20%. Giả sử kế hoạch tài chính cho phần thô ban đầu là một tỷ tiền mặt và một tỷ tiền vay, đóng gốc và lãi cho ngân hàng 15 triệu/tháng.
Khi chi phí tăng lên 2,4 tỷ, khoản vay phải tăng từ một tỷ lên 1,4 tỷ, tiền trả ngân hàng tăng từ 15 triệu mỗi tháng lên 21 triệu đồng. Đó là chưa kể các chi phí khác trong phần hoàn thiện như: Gạch ốp lát, sơn, nhôm kính, nội thất, thiết bị điện, nước.
Với các nhà đầu tư theo mô hình xây để bán, nhà chưa ký hợp đồng thi công với thầu chắc chắn phải tăng giá bán ra để bù đắp chi phí thi công tăng. Thậm chí, nhà dù đã kí hợp đồng thi công nhưng cũng sẽ tăng giá bán ra để kiếm thêm lợi nhuận.
Rủi ro vì chi phí nguyên vật liệu tăng cao bất định cũng làm nhà đầu tư ngại xây nhà hơn, chỉ muốn để đất đó cho tự tăng giá, giảm thiểu rủi ro tăng chi phí đầu vào trong khi khó đẩy nhanh việc tăng giá bán đầu ra.
Cách tính diện tích để dự toán chi phí xây nhà cụ thể
Trong cách tính chi phí xây nhà, có 7 loại diện tích cần nắm rõ là:
- Diện tích sàn
- Diện tích móng
- Diện tích mái nhà
- Diện tích tum
- Diện tích tầng hầm
- Diện tích sân
- Diện tích ban công
Chi tiết như sau:
Diện tích sàn
Để tính được tổng diện tích sàn sử dụng, cần thực hiện phép cộng trên toàn bộ diện tích sàn ở các tầng trong nhà. Tùy theo kiểu thiết kế của nhà ở mà hệ số sàn sẽ khác nhau: Có những phần sàn có lát gạch, mái che và cũng có những phần sàn có lát gạch nhưng không có mái che như ở sân thượng, sân trước hoặc sân sau, phần diện tích thông tầng.
Diện tích móng
Phần diện tích móng nếu không được tính toán tốt sẽ gây mất an toàn cho ngôi nhà của bạn. Đối với từng loại móng nhà khác nhau thì sẽ có hệ số tính cũng như chi phí nhân công khác nhau, gia chủ cần lưu ý đến điều này để có cách tính chi phí xây nhà chuẩn nhất.
Món đơn được tính theo hệ số 40% diện tích. Đối với móng băng sẽ có hệ số 50% và móng bè sẽ được tính theo hệ số 100% diện tích.
Tìm hiểu thêm về:
- Cách tính diện tích xây dựng trong dự toán chi phí xây nhà năm 2022
- Có mấy loại phí cần biết trong cách tính chi phí xây nhà tổng thể?
Diện tích mái nhà
Cũng giống như móng nhà, tùy từng loại mái nhà sẽ có cách tính diện tích theo hệ số khác nhau. Ví dụ mái nhà được xây bằng vật liệu bê tông cốt thép nhưng không lát gạch có hệ số 50% diện tích, đối với mái nhà được lát gạch thì hệ số này là 60%.
Diện tích tum
Phần diện tích tum có thể là toàn bộ diện tích sàn hoặc có chừa một phần sân thượng, phụ thuộc vào mong muốn của gia chủ. Diện tích tầng tum sẽ được tính là 100% diện tích sử dụng nhà ở.
Diện tích tầng hầm
Diện tích tầng hầm sẽ được tính phụ thuộc vào độ sâu, cụ thể:
- Đối với độ sâu dưới 1,5m so với code đỉnh ra thì sẽ tính là 150% diện tích.
- Độ sâu dưới 1,7m so với code đỉnh ra, diện tích hầm được tính là 170% diện tích.
- Độ sâu dưới 2m thì hệ số sẽ là 200% diện tích và với độ sâu dưới 3m thì giá cả sẽ được thông báo sau khi nhà thầu thực hiện khảo sát.
Diện tích sân
Diện tích phần sân nhà có đổ cột, đà kiềng, được lát gạch và xây dựng tường rào sẽ được tính theo hệ số tương ứng như sau:
- Sân có diện tích dưới 15m2 thì tính 100% diện tích.
- Dưới 30m2 thì tính 70% diện tích.
- Trên 30m2 thì tính 50% diện tích.
- Đối với sân thượng được thiết kế kèm mái che, trang trí thì tính 75% diện tích.
Diện tích ban công
Diện tích ban công sẽ có cách tính khác nhau, tương ứng với việc có mái che, lát nền hay không. Cụ thể:
- Với ban công có mái che thì sẽ tính là 100% diện tích.
- Nếu ban công không có mái che nhưng có lát nền sẽ tính là 70% diện tích.
- Ô thông tầng nếu lớn hơn 8m2 sẽ tính 50% diện tích.
Bạn hoàn toàn có thể dùng những kinh nghiệm được chia sẻ bên trên để tham khảo khi có nhu cầu mua bán nhà đất hoặc mua bán căn hộ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dịch vụ đăng tin mua bán nhà đất của Mahaland nếu có nhu cầu!
Một số từ khóa được quan tâm nhiều nhất:
- Mua bán nhà đất quận 12
- Mua bán nhà đất gò vấp
- Mua bán nhà đất quận 7
- Mua bán nhà đất quận 9
- Mua bán nhà đất quận bình tân
Nguồn tham khảo: VnExpress
Post A Comment:
0 comments: