Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Nhãn

Navigation

Cẩn thận nhà "nát" giá rẻ và vấn đề pháp lý khi mua nhà cũ

Gần đây, trên nhiều trang mạng xuất hiện thông tin rao bán nhà cũ, xập xệ (nhà “nát”) với giá rẻ không ngờ. Tuy nhiên, người dân cần cảnh giác, tránh

 Gần đây, trên nhiều trang mạng xuất hiện thông tin rao bán nhà cũ, xập xệ (nhà “nát”) với giá rẻ không ngờ. Tuy nhiên, người dân cần cảnh giác, tránh tiền mất mà lại vướng tranh chấp pháp lý về sau. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu chi tiết bên dưới!


Đủ các loại giá

Nhu cầu về nhà ở tại TPHCM hiện nay vô cùng lớn. Sự phát triển của thị trường bất động sản đã khiến cho giá nhà nhanh chóng tăng cao. Vì thế, nhiều gia đình có thu nhập từ trung bình đến khá vẫn rất khó có thể sở hữu nhà.

Để có nhà, nhiều gia đình chọn giải pháp mua những căn nhà “nát” để có nơi an cư lạc nghiệp. Trước nhu cầu đó, các cò cũng liên tục đăng thông tin trên nhiều trang mạng rao bán nhà “nát” với đủ các loại giá rẻ bất ngờ.

Anh Quốc Trường (ngụ quận Thủ Đức) có nhu cầu tìm mua một căn nhà cấp 4 hoặc nhà cũ, nhà xập xệ không thể sử dụng được để tự cải tạo, xây mới theo ý thích. Anh Trường cho rằng, việc mua một căn nhà mới gắn liền với đất thì giá sẽ rất cao, không phù hợp với khả năng tài chính vốn có. Việc mua nhà “nát” rồi cải tạo lại sẽ có mức giá phải chăng và tùy ý sửa theo nhu cầu sử dụng.

Hiện nay, trên một số trang mạng nhà đất có rất nhiều thông tin liên quan đến giá nhà “nát” từ trung tâm đến vùng ngoài của thành phố. Ghi nhận, tại các quận Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Phú, quận 12… đất kèm nhà “nát” chừng 55m2 được rao bán từ 1,3 – 1,4 tỉ đồng.

Tại một con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), một căn nhà “nát” có diện tích chưa đầy 50m2 được rao bán với giá hơn 2 tỉ đồng, cao hơn gấp nhiều lần ở khu vực khác.

Ở khu vực trung tâm, một căn nhà “nát” đã xuống cấp nằm trên đường 3/2 (quận 10) có diện tích 44m2 được giới thiệu "không dính lộ giới, tiện xây mới, có sổ đỏ" giá 2,75 tỷ đồng, tương ứng 63 triệu đồng/m2.

Tại quận 1, trên đường Nguyễn Văn Thủ, một căn nhà "nát" trong hẻm 48m2 cũng được rao bán lên tới 8 tỷ đồng, tương ứng 164 triệu đồng/m2. Theo người bán, giá trị chủ yếu được tính ở đất vì nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.

Dùng nhà “nát” để dụ khách hàng

Với nhu cầu nhà ở hiện nay, nhiều cò đất đánh vào tâm lý của người dân mong muốn sở hữu nhà ở nên đã liên tục rao bán những căn nhà “nát” có giá vô cùng hấp dẫn. Từ đó, dẫn dụ khách hàng đi đến một khu vực khác.

Một tin rao bán căn nhà cấp 4 đã cũ trong hẻm đường Lý Chính Thắng (quận 3) có giá 1,64 tỉ đồng. Thế nhưng, khi người mua yêu cầu được đi xem nhà thì người bán viện đủ lý do và hẹn khách hàng đến một ngân hàng trên địa bàn quận 2 để xem pháp lý (căn nhà là tài sản bị phát mãi). Sau đó, khách hàng mới được đi xem nhà.

Ở một trường hợp khác, căn nhà “nát” có diện tích 78m2 nằm trên đường Bàn Cờ (quận 3) được rao bán có giá 1,4 tỉ đồng. Khi liên hệ đến người bán, khách hàng tiếp tục bị yêu cầu đến một ngân hàng ở quận 2 để xem pháp lý.

Qua tìm hiểu, thực tế những căn nhà được rao bán nói trên đều không có thực. Người mua khi đi xem pháp lý sẽ được các cò đất dẫn đi xem đất vùng ven ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Ông Huỳnh Văn Vương, chuyên mua bán nhà đất khẳng định, chẳng có căn nhà “nát” nào với diện tích 50m2 mà ở khu vực trung tâm lại dưới 1 tỉ cả. Hiện nay việc rao bán nhà “nát” giá rẻ thực chất là dụ khách hàng đi xem đất nền hoặc đưa người mua đến sản phẩm khác.

"Cách làm như vậy sẽ gây mất niềm tin đối với khách hàng. Chưa kể khách hàng mất thời gian và có ác cảm luôn về sau”, ông Vương nói.

Ông Nguyễn Anh Đào, Tổng giám đốc một công ty bất động sản cho biết, việc chọn mua nhà “nát” khách hàng có lợi thế là đất có sổ hồng, sổ đỏ. Việc phá bỏ nhà cũ để xin giấy phép xây dựng lại nhà mới cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc xây dựng nhà mới sẽ phù hợp hơn với sở thích, nhu cầu của người ở so với việc mua nhà sẵn có.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng với các thông tin đăng bán, đề phòng giá ảo hoặc vị trí sai lệch; thậm chí nhà đang có tranh chấp hoặc trong quy hoạch. Đồng thời, khách hàng nên tham khảo ý kiến người dân xung quanh về lịch sử ngôi nhà, tình hình an ninh khu vực để không phải "tiền mất, đất không có".

Tìm hiểu thêm: Mua bán căn hộ

Xem xét đến các vấn đề pháp lý

Kinh nghiệm mua nhà cũ cho thấy: Trước khi quyết định xuống tiền mua bán nhà đất, ta cần xem xét kỹ lưỡng về tính pháp lý của ngôi nhà định mua. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả của giao dịch.

  1. Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất của chủ cũ (Sổ đỏ)
  2. Kiểm tra thẻ CMND hoặc thẻ CCCD của bên bán
  3. Kiểm tra hiện trạng của căn nhà cũ
  4. Nhà có đang thuộc diện thế chấp hay không?

Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất của chủ cũ (Sổ đỏ)

Để xác minh tính pháp lý của ngôi nhà cũ, theo kinh nghiệm mua nhà cũ sửa lại bán, nên yêu cầu người bán đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cũng có thể gọi là Sổ hồng hay Sổ đỏ) và giấy phép xây dựng của ngôi nhà gắn liền với đất - cũng có nghĩa là ngôi nhà cũ mà bạn đang xem xét mua lại.

Kèm theo đó là các giấy tờ khác như thông báo và biên lai nộp thuế trước bạ, bản vẽ hiện trạng.

Kiểm tra thẻ CMND hoặc thẻ CCCD của bên bán

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, chứng minh thư của người bán hoặc thẻ căn cước công dân cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Mục đích của việc xác nhận này là để xem liệu người bán có đúng là chủ sở hữu của ngôi nhà đó hay không. Đây là kinh nghiệm mua nhà cũ giúp bạn tránh được việc trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo hay các tổ chức trái phép.

Thêm vào đó, người mua nên xác minh tình trạng pháp lý của bất động sản với các cơ quan nhà nước có liên quan như phòng tài nguyên và môi trường ở địa bàn Huyện hoặc các cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất đai. Điều này giúp người mua hiểu rõ tài sản đó có đang bị tranh chấp, thế chấp hay không? Nó có bị thu hồi hay lập kế hoạch dự án không? ...

Kiểm tra hiện trạng của căn nhà cũ

Khi xem xét và đánh giá căn nhà bạn cũ định mua, hãy chú ý đến từng chi tiết của căn nhà, tránh đánh giá sai về tình trạng thật của nó. Điều này là một kinh nghiệm mua nhà chung cư cũ vô cùng quan trọng.

Hiện nay, nhiều chủ sở hữu vì muốn thu hút người mua và bán được căn nhà của mình với giá tốt nên đã không ngần ngại chi mạnh tay để sửa sang lại căn nhà của mình. Thậm chí, nhiều ngôi nhà đã xuống cấp nhưng chỉ cần một vài mua bán nhà đất cũ sửa lại bán, thi công xây lại nhanh chóng bằng vật liệu rẻ tiền là lại có thể trông như mới.

Đặc biệt, nhiều đối tượng kinh nghiệm mua bán nhà cũ rồi sửa lại để bán nhằm đánh lừa những người mua thiếu kinh nghiệm. Do đó, người mua nên cẩn thận vì người bán có thể cố gắng che giấu những điểm yếu trong căn nhà khiến bạn không thể đánh giá được tình trạng thực sự của nó.

Xem thêm:

  1. Thủ tục mua bán nhà đất
  2. Kinh nghiệm chọn mua hướng nhà cũ theo tuổi
  3. Chi phí phát sinh sau khi mua nhà cũ
  4. Những tuổi nào nên hay không nên mua nhà trong năm 2022

Nhà có đang thuộc diện thế chấp hay không?

Để chắc chắn được rằng ngôi nhà cũ đang định mua có đang vướng phải những vấn đề về pháp lý hay không. Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra dựa trên các trình tự sau đây:

  1. Kiểm tra thông tin được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  2. Tra cứu thông tin chính xác tại các văn phòng công chứng
  3. Đăng ký kiểm tra thông tin tại các cơ quan có thẩm quyền
  4. Dò hỏi thông tin liên quan đến người bán với các hộ lân cận hoặc công ty môi giới
  5. Lưu ý các điều khoản nằm trong hợp đồng đặt cọc

Cụ thể để có kinh nghiệm mua bán nhà cũ, bạn cần lưu ý như sau:

Bạn có thể yêu cầu người bán và cũng là chủ sở hữu ngôi nhà xuất trình bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu đây là tài sản thế chấp ngân hàng thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi rõ là "Đã thế chấp quyền sử dụng cho ngân hàng Y dựa theo hợp đồng số X" hoặc đính kèm tờ rời (có đóng dấu của Cơ quan đăng ký đất đai). Thông tin này có thể tìm thấy trên các trang 3, 4 hoặc các trang bổ sung của chứng chỉ.

Tra cứu thông tin chính xác tại các văn phòng công chứng

Với phương thức này, trước tiên người mua phải yêu cầu người bán cung cấp bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ / sổ hồng). Sau đó mang bản sao này đến phòng công chứng để tra cứu thông tin nhà, đất đã thế chấp ngân hàng hay chưa. Tùy theo quy định của từng văn phòng công chứng, việc tra cứu này có thể miễn phí hoặc cần trả phí.

Đăng ký kiểm tra thông tin tại các cơ quan có thẩm quyền

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà, đất để kiểm tra. Một bản sao của Giấy chứng nhận quyền sử dụng do người bán cung cấp có thể được sử dụng để xác minh tình trạng của ngôi nhà có được thế chấp hay không.

Dò hỏi thông tin liên quan đến người bán với các hộ lân cận hoặc công ty môi giới

Một kinh nghiệm mua bán nhà cũ khá hữu ích đó là: Để kiểm tra xem bên bán có đang thế chấp ngôi nhà cũ hay không, bạn có thể liên hệ với các sàn giao dịch bất động sản uy tín. Bạn nên chọn những đơn vị môi giới hoặc công ty môi giới có giấy tờ hoạt động hợp pháp, làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và được nhiều khách hàng tin tưởng.

Khi người bán thế chấp bất động sản với các bên cho vay nóng mà bạn không thể xác minh thông tin với cơ quan chức năng thì việc hỏi thông tin từ người dân địa phương được coi là một cách hữu hiệu. Bạn có thể hỏi các câu hỏi xoay quanh việc người bán là ai? Bất động sản này có thuộc về họ hay không? Vấn đề an ninh ở khu vực này có tốt không? Đặc biệt, hãy hỏi thăm họ rằng có thấy ai đến đòi tiền, nợ không?

Lưu ý các điều khoản nằm trong hợp đồng đặt cọc

Khi mua nhà, người mua phải đặt cọc một khoản tiền nhất định tùy theo giá trị của mảnh đất hay căn nhà. Đây cũng là một trong số các kinh nghiệm mua nhà cũ sửa lại bán cần nhớ. Vì vậy, cần quan tâm đến những thông tin trong hợp đồng đặt cọc vì đây sẽ là chứng cứ mang giá trị pháp lý giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình. Thông thường, khoản trả trước sẽ không quá 10% giá trị của toàn bộ ngôi nhà.

Ngoài ra, trong hợp đồng đặt cọc phải điền đầy đủ thông tin chính xác và thống nhất như thông tin nhân thân của hai bên, liệt kê các loại giấy tờ liên quan, ghi cụ thể thời gian và địa điểm đặt cọc, đặc điểm, giá trị của ngôi nhà, khoản tiền đặt cọc được ghi bằng cả số và chữ và phương thức thanh toán, xác định đối tượng chịu thuế và phí, ghi chú về việc xử lý tiền đặt cọc trong trường hợp vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp bên bán thế chấp nhà cho ngân hàng thì phải có văn bản cam kết của 3 bên gồm bên mua, bên bán và ngân hàng. Nội dung của biên bản cam kết sẽ liên quan đến việc thanh toán tiền mua nhà giữa người bán và người mua và việc thanh toán công nợ giữa người bán và ngân hàng. Văn bản này sẽ giúp ràng buộc quyền và nghĩa vụ của 3 bên trong việc thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng cũng như xử lý tài sản thế chấp.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: Cafeland.vn

Share

Tin Rao Bán Bất Động Sản

Post A Comment: