Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Nhãn

Navigation

Cần bình ổn thị trường vật liệu xây dựng nhà

Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cho hay dịch Covid-19 đã có nhiều tác động nặng nề đối với việc sản xuất, kinh doanh

 Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cho hay dịch Covid-19 đã có nhiều tác động nặng nề đối với việc sản xuất, kinh doanh của ngành vật liệu. Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2030 sẽ gắn mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu này thay thế gạch đất sét nung. Cùng trang web bất động sản uy tín Mahaland.vn tìm hiểu nội dung chi tiết bên dưới!



Bình ổn giá vật liệu xây dựng

Chiều 18/5, Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam trong điều kiện bình thường mới” tại Đà Nẵng với mục tiêu định hướng phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trong thời gian tới. Tại Hội thảo, vấn đề phát triển ngành VLXD tiên tiến, hiện đại, bảo vệ môi trường được các đại biểu đặc biệt quan tâm.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cho hay dịch Covid-19 đã có nhiều tác động nặng nề đối với việc sản xuất, kinh doanh của ngành vật liệu. Tuy nhiên, lực lượng doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, vươn lên để phát triển trong điều kiện bình thường mới để hòa cùng công cuộc khôi phục kinh tế - xã hội chung của Quốc gia.
Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực phát triển nhiều sản phẩm mới phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Hiện tại, doanh nghiệp đang rất quan tâm đến chiến lược phát triển ngành vật liệu, chắc chắn các yếu tố về bền vững, bảo vệ môi trường sẽ được đưa vào sản phẩm xây dựng. Đồng thời, các sản phẩm chủ lực cũng cần có thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ để phục hồi sau giai đoạn khó khăn”, ông Tống Văn Nga nói.

Chia sẻ về “Chiến lược phát triển VLXD thời kỳ 2021-2030, Định hướng tới 2050”, Thạc sỹ Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng chiến lược được xây dựng dựa trên 6 quan điểm nhất quán như phát triển ngành. Trong đó, chú trong vào phát triển vật liệu xây dựng hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước tăng cường xuất khẩu. Đồng thời, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên, triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu.
“Việc phát triển VLXD sẽ được định hướng hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản. Phát huy, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và bổ mạng lưới cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền. Mục tiêu chung của chiến lược là phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế và hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo”, ông Phạm Văn Bắc cho hay.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng, chương trình phát triển VLXD không nung tại Việt Nam đến năm 2030 sẽ gắn mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Chia sẻ tại Hội nghị, một số doanh nghiệp cho hay việc sử dụng VLXD không nung tại các địa phương vẫn không đồng đều. Trong đó, nhiều công trình công vẫn có dấu hiệu sử dụng gạch nung để thi công. Trong đó, nguồn kinh phí để đầu tư vật liệu không nung là rất lớn, nếu không được sử dụng sẽ gây tổn tất nặng nề.

Đối với vấn đề nhập nhằng sử dụng VLXD không nung, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng đề nghị các doanh nghiệp, đơn vị có văn bản gửi đến Bộ Xây dựng để nắm bắt và giải quyết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo lượng VLXD không được sản xuất tại đơn vị đạt chất lượng đảm bảo để thi công các dự án sau này.
Trong khi cập nhật tin tức về vật liệu xây dựng, có thể bạn cũng quan tâm tới: Mua bán đất.

Vật liệu xây dựng nhà gồm những gì?

Vật liệu xây dựng nhà gồm tất cả các vật liệu sử dụng trong công trình, dù lớn hay nhỏ cũng bao gồm 08 thành phần cơ bản như sau: Gạch, cát, đá, xi măng, sắt thép, nước, gỗ và tôn (tole). Xét trên phong cách kiến ​​trúc, diện tích, quy mô, mức đầu tư của mỗi gia đình,… mà mỗi công trình sẽ sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau. Tuy nhiên một bảng dự trù vật liệu xây nhà đối với cách tính vật liệu xây nhà cấp 4 nói riêng và tất cả các loại nhà khác nói chung vẫn bao gồm các vật liệu cơ bản kể trên.

Các thông số Mahaland đưa ra bên dưới mang tính khái quát và dùng để tham khảo, giúp bạn có thể lựa chọn cách tính vật liệu xây nhà (mà rộng hơn là cách tính chi phí xây nhà), lập bảng kê nguyên vật liệu xây nhà và dự tính mức chi phí xây nhà phù hợp!

Các loại vật liệu Gạch để xây dựng nhà

Ngày nay có nhiều loại gạch xây dựng như gạch không nung, gạch đất sét nung,… Tuy nhiên, loại gạch phổ biến nhất là gạch đất sét nung (có thể là gạch đặc hoặc gạch có lỗ) tùy theo vị trí và nhu cầu xây dựng. Đây là loại vật liệu hầu như có mặt trong tất cả các bảng dự trù vật liệu xây dựng nhà. Bạn có thể dùng một số phương pháp kiểm tra chất lượng gạch như sau:

  • Quan sát thông qua mắt thường. Có thể nhận biết được những viên gạch tốt thông qua hình dáng chuẩn, các góc cạnh sắc nét, màu gạch đồng đều thấy rõ khi đặt cạnh nhau.
  • Bạn cũng có thể thử chất lượng gạch bằng cách đập vỡ một viên gạch, nếu viên gạch càng vỡ vụn nhiều thì chứng tỏ đây không phải là loại gạch tốt.
  • Dùng hai viên gạch đập vào nhau, nếu cho âm thanh đat, rõ ràng thì chứng tỏ gạch có chất lượng tốt.
  • Gạch có chất lượng cao sẽ không vỡ nếu bị làm rơi từ độ cao 1m.
  • Để kiểm tra mức độ ngấm nước của gạch, hãy thử ngâm viên gạch trong nước từ 24 giờ, nếu khi cân lại thấy trọng lượng gạch nặng thêm ở mức hơn 15% khối lượng ban đầu thì không nên sử dụng.

Các loại vật liệu Cát để xây dựng nhà

Cát xây dựng cũng bao gồm rất nhiều loại như cát san lấp, cát đúc, cát xây, cát đen, cát vàng.

Để kiểm tra chất lượng của cát, hãy dùng tay thử nắm một vốc cát xem có nhiều chất bẩn, bùn và bụi dính lại vào tay hay không. Hoặc thả một nắm cát vào bình thủy tinh có nước, cặn bẩn sẽ trồi lên trên. Nếu hàm lượng bùn và cặn bẩn chiếm quá 3% thì đó là loại cát cần phải được làm sạch kỹ lưỡng trước khi sử dụng để xây dựng nhà ở.

Ngoài ra cũng cần kiểm tra xem cát có bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hay không rồi mới lựa chọn sử dụng. Bạn cũng nên lựa chọn một đơn vị cung ứng vật tư xây dựng gần nhà để hạn chế việc rơi vãi cát trong quá trình vận chuyển.

Các loại vật liệu Đá để xây dựng nhà

Trong kinh nghiệm lựa chọn cũng như cách tính vật liệu xây nhà cấp 4 và các loại nhà khác chắc chắn không thể thiếu vật liệu đá. Đây là loại vật liệu xây dựng đã được con người lựa chọn và ứng dụng vào các công trình kiến trúc từ lâu, giúp làm tăng thêm độ kiên cố và vững chắc của công trình.

Trong việc xây dựng nhà ở, đá là vật liệu giúp làm tăng khả năng chịu tải của bên tông. Có các loại đá là 1×2, 3×4, 4×6 được lựa chọn tùy theo từng mục đích sử dụng. Để đảm bảo chất lượng xây dựng tốt nhất, cần lưu ý loại bỏ hết những tạp chất và bụi bẩn trong đá trước khi sử dụng.

Xây nhà nên dùng vật liệu Xi măng gì?

Xi măng là một loại vật liệu xây dựng có khả năng kết dính cát, đá và nước với nhau để tạo thành đá nhân tạo (bê tông). Đây được coi là thành phần quan trọng nhất trong quá trình xây tô và đổ bê tông. Lựa chọn loại xi măng phù hợp sẽ đảm bảo độ chắc chắn, bền bỉ cho công trình. Bạn có thể tham vấn ý kiến của các nhà thầu, kiến trúc sư uy tín để lựa chọn thương hiệu xi măng tốt và dự trù.

Lựa chọn vật liệu Sắt thép để xây nhà như thế nào?

Bê tông có cường độ chịu nén tốt nhưng không chịu được lực kéo hay lực uốn quá cao. Để khắc phục điều này, trong bê tông cần đặt thêm thanh thép để có được cường độ chịu lực kéo, lực uốn cần thiết. Từ đó, bê tông cốt thép ra đời và trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong giới xây dựng. Sắt thép được coi là xương sống của mọi công trình xây dựng và không thể thiếu trong mọi bảng dự trù vật liệu xây nhà. Khi kết hợp một loại sắt thép tốt với bê tông chất lượng sẽ tạo nên kết cấu bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cực tốt, giúp nâng đỡ toàn bộ công trình.

Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như mục đích xây dựng từng loại công trình mà gia chủ có thể lựa chọn loại sắt thép phù hợp. Tốt nhất, có thể tham vấn ý kiến của kỹ sư xây dựng có chuyên môn để đảm bảo được chất lượng công trình.

Đừng bỏ qua Nước

Nước máy sẽ là nguồn nước an toàn và đảm bảo nhất do đã được lọc sạch bởi hệ thống cấp nước. Trong trường hợp sử dụng những nguồn nước khác thì gia chủ cần lưu ý lọc sạch cặn bẩn trong nước trước khi sử dụng. Tuyệt đối tránh dùng các loại nước lợ, nước biển, nước nhiễm phèn hay nước có váng dầu, mỡ để xây nhà vì sẽ ảnh hưởng chất lượng công trình cũng như thời gian thi công.

Kinh nghiệm chọn vật liệu Gỗ khi xây dựng nhà

Gỗ là loại vật liệu vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà. Vật liệu gỗ có thể làm cột chống, sàn, gỗ dầm, xà gồ, giàn giáo, làm các cửa ra vào, cửa sổ, ván copa khi xây dựng,…

Những loại gỗ xây dựng bạn có thể lựa chọn cho công trình của mình như gỗ dương, gỗ xoan đào, gỗ dẻ gai, gỗ sồi, gỗ anh đào, gỗ thích, gỗ tần bì… Mỗi một loại gỗ xây dựng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, thích hợp với từng sản phẩm nội thất hay vật dụng khác nhau trong công trình. Hãy tìm hiểu kỹ từng loại gỗ để có sự lựa chọn chính xác ứng dụng vào công trình của bạn cần.

Cách chọn vật liệu Tôn (tole) khi xây dựng nhà

Mái tôn hay tôn lợp hay tôn (tole) hầu như luôn xuất hiện trong công thức tính vật liệu xây nhà, thường được sử dụng để lợp mái nhà, giúp bảo vệ công trình, nhà ở khỏi những yếu tố tác dộng từ môi trường bên ngoài như mưa gió, nắng,…

Ưu điểm của tôn là: chống ăn mòn, kháng nhiệt, chống nóng, độ bền cao,…

Tôn thường được chia thành các loại sau:

  • Tôn lạnh là thép cán nguội được mạ hợp kim nhôm kẽm (galvalume – GL). Có thành phần: 55% nhôm (Al), 43.5% kẽm (Zn) và 1.5% silicon (Si). Tôn lạnh có ưu điểm là khả năng chống ăn mòn, kháng nhiệt và chống cháy cao, phản xạ nhiệt tốt và thường có độ bền cao gấp 4 lần Tôn Kẽm.
  • Tôn kẽm/tôn mạ kẽm hay tôn kẽm mạ màu là vật liệu được làm từ tấm thép mạ hợp kim kẽm. Có thành phần 100% Kẽm (Zn). Vì chỉ được phủ một lớp sơn rẻ tiền nên dễ bị oxy hóa, không nên sử dụng lâu dài
  • Tôn lợp giả ngói hay tôn sóng ngói là loại tôn có kiểu dáng, kích thước, màu sắc trông rất giống ngói thật nhưng khác hoàn toàn từ cấu tạo cũng như khối lượng. Thường được lợp mái cho biệt thự, nhà phố hoặc các mái nhà có độ dốc lớn. Tôn lợp giả ngói giúp làm giảm tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng so với gạch ngói thông thường
  • Tôn cán sóng là loại tôn mạ kẽm và được sơn phủ nhằm tạo tính thẩm mỹ cho công trình. Các loại tôn cán sóng: 5 sóng, 9 sóng, 11 sóng, 13 sóng,…
Những kiến thức về các loại vật liệu nêu trên trong bảng dự trù vật liệu xây nhà không chỉ áp dụng khi gia chủ có nhu cầu xây nhà, mà còn rất hữu ích trong quá trình mua bán căn hộ hoặc mua bán nhà đất khi cần thiết.

Mời bạn ghé qua trang chủ Mahaland.vn để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích về bất động sản, phong thủy nhà ở,... Bên cạnh đó, Mahaland.vn cũng cung cấp dịch vụ chính chủ đăng tin bán nhà cho khách hàng có nhu cầu đăng tin mua bán nhà đất, căn hộ!

Nguồn: https://ndh.vn/nguyen-lieu/binh-on-gia-vat-lieu-xay-dung-1316089.html
Share

Tin Rao Bán Bất Động Sản

Post A Comment: