Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cần có quy định, phương pháp, trình tự khác hơn, chặt chẽ hơn, để đấu giá đối với tài sản là đất đai. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu thông tin chi tiết ngay bên dưới!
Cần có quy định chặt chẽ và chế tài khi đấu giá đất!
Chiều 16/3, Ủy ban Thường vụ chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà.
Nhiều đại biểu đặt câu hỏi về tình trạng lợi dụng việc trả giá trong các phiên đấu giá đất với mức giá vượt xa giá trị của thị trường, đẩy giá đất các khu vực lân cận lên cao.
Không chỉ có thổi giá mà còn dìm giá đất để đầu cơ
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) về giải pháp ngăn chặn tình trạng "bắt tay ngầm", bỏ cọc trong đấu giá đất, thổi giá đất để trục lợi cá nhân, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận thực tế không chỉ có hiện tượng thổi giá còn có hiện tượng dìm giá, "quân xanh quân đỏ" làm nhiễu loạn thị trường.
Điều này làm biến động thị trường bất động sản, thất thoát tài sản Nhà nước và tạo ra mặt bằng giá mới, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế.
"Nếu nói sâu hơn nữa, việc thổi giá, đằng sau còn rất nhiều hệ lụy, đặc biệt là tạo ra giá ảo. Mức giá này lại có thể thế chấp và rút tiền ngân hàng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và rất nhiều vấn đề khác", ông Hà nói.
Theo ông, do hiện nay pháp luật liên quan đến đấu giá đất nằm ở nhiều luật như: Luật Đấu giá, Luật Đất đai, các quy định liên quan về tài chính, thuế... Trình tự đấu giá đất chưa chặt chẽ; chưa quy định điều kiện, năng lực của doanh nghiệp tham gia đấu giá; chế tài đối với người cố tình đẩy giá cao rồi bỏ cọc chưa đủ sức răn đe.
Ông cũng nhấn mạnh chưa có định nghĩa thế nào là cuộc đấu giá bình thường, như thế nào là không bình thường trong quy định của pháp luật, để cho người tổ chức tham gia đấu giá chịu trách nhiệm, vừa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh.
Đối với nhà đấu giá bỏ cọc, cần có chế tài mạnh mẽ hơn về mặt kinh tế, pháp luật. Còn vấn đề "quân xanh, quân đỏ", Bộ trưởng TNMT khẳng định, đây là vấn đề có thực, cần phải nghiên cứu để lựa chọn hình thức phù hợp, chọn ra nhà đầu tư có năng lực, tăng cường kỷ cương, trách nhiệm thanh kiểm tra đối với các vấn đề liên quan đến cơ quan công quyền suy thoái.
Đề xuất nộp tiền đấu giá đất trong 10 ngày
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) đặt vấn đề có nên hình sự hóa hành vi gây lũng đoạn thị trường bất động sản và xử lý trốn thuế trong lĩnh vực đất đai.
"Như vấn đề bỏ cọc ở Thủ Thiêm vừa qua, số tiền họ bỏ cọc không đáng gì so với việc này đẩy giá đất khu vực xung quanh", bà nêu.
Bộ trưởng cho rằng cần đề xuất các chế tài về hình sự và kinh tế, đặc biệt về kinh tế từ tiền đặt cọc trước, thẩm định hồ sơ giá. Cần thẩm định thông qua ngân hàng, lý lịch nhà đấu giá.
"Việc thổi giá, đầu cơ là hiện tượng rõ ràng và có thực. Người dân có xu hướng giữ tài sản bằng đất, nhưng khi đầu tư toàn bộ tiền của xã hội vào đất đai sẽ không hiệu quả. Đây là điều không có lợi đối với nền kinh tế do đó Nhà nước phải điều tiết giá", ông nói.
"Theo tôi, không cần hình sự hóa, chỉ cần sửa đổi chế tài kinh tế là có thể điều chỉnh", ông nói.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) đặt vấn đề hiện nay sốt đất có thực, có phải sốt ảo không? "Có hiện tượng thổi giá để nâng giá trị cổ phiếu, giá trị tài sản để vay ngân hàng không? Thực trạng sốt đất hiện nay là sốt ảo hay thật và vi phạm thì có xử lý hình sự không?", ông Hạ chất vấn.
Bộ trưởng cho biết vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm, Chính phủ đang giao cơ quan có trách nhiệm điều tra. Theo ông, người đấu giá xong phải trả tiền ngay trong 10 ngày, thay vì 90 ngày như trước đây, để cá nhân, tổ chức đấu giá thắng không đủ thời gian để trục lợi.
Tiền đặt trước, đặt cọc hiện chỉ 5-10%, Bộ cũng sẽ xem xét khi đưa giá lên bao nhiêu phải có cam kết và cơ quan chức năng phải thẩm định trước.
Ông Hà thừa nhận tình trạng thổi giá đầu cơ đang làm đô thị phát triển méo mó. Việc phát triển đô thị phải dựa trên chỉ tiêu khoa học như số dân, số lượng công việc, và phải quy định ở luật nhà ở, quy hoạch xây dựng nhà ở. Cơ quan chức năng cũng phải giải bài toán thiếu hụt công cụ về quy hoạch, tính toán...
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng là thủ tục được thực hiện nhằm xác thực, hoàn thiện tính pháp lý của các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
Tìm hiểu thêm:
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng sẽ bắt đầu được thực hiện sau khi các bên đã bàn bạc và đưa ra thỏa thuận về diện tích đất chuyển nhượng, giá trị chuyển nhượng, thời hạn và phương thức thanh toán. Trình tự cụ thể như sau:
Bước 1: Hai bên thỏa thuận và tiến hành lập hợp đồng đặt cọc
Tùy vào mức độ tín nhiệm giữa hai bên, hợp đồng đặt cọc có thể chỉ là bản giao kết giữa các bên hoặc có một bên thứ ba làm chứng, hoặc cũng có thể được thực hiện và công chứng tại văn phòng công chứng.
Tuy nhiên, đối với bất động sản có giá trị chuyển nhượng lớn, Mahaland khuyến nghị bạn nên thực hiện hợp đồng đặt cọc trực tiếp tại phòng công chứng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất.
Hợp đồng đặt cọc cần được trình bày cụ thể bằng văn bản, bao gồm đầy đủ các thông tin:
- Thông tin đầy đủ của hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, thẻ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú; giấy xác nhận tình trạng độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn kèm theo thông tin về vợ/ chồng nếu đã có gia đình hoặc thông tin của người đồng sở hữu.
- Trong trường hợp có bên thứ ba làm chứng thì cũng phải nêu đầy đủ thông tin của người đó trong bản hợp đồng.
- Thông tin, thông số cụ thể về bất động sản đang thực hiện giao dịch.
- Giá trị chuyển nhượng bất động sản (ghi rõ bằng cả số và chữ), mức cọc, các mốc thanh toán (nếu có) kèm theo phương thức thanh toán.
- Những thỏa thuận của hai bên về quyền và nghĩa vụ theo đúng với mong muốn nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Xem thêm về Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ và Xác định hồ sơ công chứng mua bán nhà đất có sổ hồng
Bước 2: Hai bên tiến hành giao kết hợp đồng mua bán nhà đất có sổ hồng tại văn phòng công chứng
Trước khi giao kết hợp đồng, bạn cần phải nắm rõ về hồ sơ và trình tự thực hiện. Cụ thể:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng cần chuẩn bị bản chính các loại giấy tờ tùy thân và giấy xác nhận tình trạng độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn. Trong trường hợp đây là tài sản đồng sở hữu thì người bán cần chuẩn bị bản sao có công chứng các loại giấy tờ tùy nhân của người đồng sở hữu tài sản này kèm theo giấy ủy quyền thể hiện sự đồng thuận với giao dịch đang thực hiện.
Trình tự thực hiện
Đối với hợp đồng mua bán nhà đất có sổ hồng, hai bên hoàn toàn có thể tự mình soạn thảo dựa trên các thỏa thuận với nhau, tuy nhiên cần tuân thủ pháp luật.
Hai bên đến văn phòng công chứng tại địa phương và nộp hồ sơ yêu cầu công chứng. Ở bước này, hợp đồng mua bán sẽ được thẩm định, nếu không đạt yêu cầu hoặc có điều khoản không phù hợp quy định của pháp luật thì sẽ được yêu cầu soạn thảo lại. Để nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhất, bạn có thể yêu cầu văn phòng công chứng hỗ trợ soạn thảo hợp đồng (cần đóng phí thù lao).
Hai bên cùng đọc lại hoặc nghe công chứng viên đọc lại nội dung hợp đồng đã giao kết, nếu có sai sót hoặc vướng mắt ở phần nào thì có thể yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
Bước 3: Hai bên thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình với nhà nước
Để hoàn thiện thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, hai bên cần giao nộp các loại phí, lệ phí sau đây:
- Thuế thu nhập cá nhân
- Lệ phí trước bạ
- Lệ phí giám định hồ sơ
- Phí địa chính
Bước 4: Sang tên sổ đỏ và hoàn tất thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên, bên nhận chuyển nhượng có thể nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất từ bên chuyển nhượng và nộp hồ sơ yêu cầu sang tên tại UBND hoặc văn phòng đăng ký đất đai.
Thời hạn thực hiện việc đăng ký biến động đất đai là trong vòng 30 ngày và thời gian hoàn thành thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ từ 10 đến 20 ngày tùy vào khu vực bạn đang sinh sống.
Xem thêm:
- mua bán nhà đất tphcm
- mua bán nhà đất nha trang
- mua bán nhà đất thanh hóa
- mua bán nhà đất quận 12
- mua bán nhà đất gò vấp
Nguồn tham khảo: Zing news
Post A Comment:
0 comments: