Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

Nhãn

Navigation

Thúc đẩy phát triển thương mại hóa sản xuất vật liệu xây nhà không nung

Ngày 5/5/2022, tại TP.HCM, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa vật liệu xây dựng không nung

 Ngày 5/5/2022, tại TP.HCM, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa vật liệu xây dựng không nung và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam”. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu ngay bên dưới!



Thúc đẩy thương mại hóa và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung

Tham dự Hội thảo có đại diện của Sở Xây dựng TP.HCM và 21 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xây dựng; trong đó có các đơn vị sản xuất công nghiệp có phát sinh chất thải rắn, xử lý môi trường và các nhà đầu tư…

Hội thảo tập trung thảo luận 3 chuyên đề: “Vật liệu xây dựng không nung và vấn đề môi trường” (VPI); “Giải pháp tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung tại Thành phố Hồ Chí Minh” (Sở Xây dựng TP.HCM); “Thách thức về mặt kỹ thuật, cạnh tranh giá cả trong việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam” (Công ty Kỹ thuật Công nghệ Châu Âu).

Với chuyên đề vật liệu xây dựng không nung và vấn đề môi trường, VPI đã phân tích các cơ hội và thách thức khi thay thế vật liệu xây dựng truyền thống bằng vật liệu xây dựng không nung; tận dụng yếu tố môi trường (giảm thiểu phát thải khí CO2, khí ô nhiễm; xử lý chất thải rắn công nghiệp, tro bay, tro xỉ thải…) để tạo nên cơ hội thúc đẩy quá trình sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung. Hướng tiếp cận của VPI sử dụng xúc tác thải FCC từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất kết hợp với tro bay, xỉ thép làm nguyên liệu, áp dụng công nghệ ép tĩnh cho ra sản phẩm gạch không nung 4,6,8 lỗ đáp ứng đầy đủ tiêu chí về kỹ thuật (đã có sáng chế được cấp bằng “Phương pháp và hệ thống thiết bị làm mới xúc tác FCC thải bằng ngâm chiết acid sử dụng quá trình reflux”; sáng chế được chấp nhận đơn “Phương pháp tái chế xúc tác FCC và thành phần nguyên liệu sản xuất gạch không nung tương ứng”) và đáp ứng nhu cầu của thị trường, có khả năng thương mại, cạnh tranh được về giá với gạch nung và vượt trội về yếu tố môi trường (không độc hại, không có nguy hiểm phóng xạ).

Có thể bạn sẽ quan tâm tới:

Đại diện Sở Xây dựng TP.HCM trình bày chuyên đề “Giải pháp tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung tại TP.HCM”. Theo đó, vật liệu xây dựng không nung hiện vẫn tồn tại các hạn chế: chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu riêng cho tường xây bằng gạch; số lượng/sản lượng cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung chưa thể đáp ứng nhu cầu dễ dẫn đến tình trạng độc quyền, dây chuyền thiết bị hầu hết phải nhập, hoạt động thiết kể/chế tạo còn yếu; kiểm soát về giá vật liệu xây dựng không nung và chất lượng phụ kiện đi kèm; công nhân có tay nghề chưa đáp ứng nhu cầu, chưa tuân thủ chỉ dẫn và hướng dẫn về kỹ thuật; công trình xây dựng thuộc nguồn vốn khác, công trình nhà ở riêng lẻ không hưởng ứng sử dụng vật liệu xây dựng không nung; quản lý nhà nước còn gặp khó khăn thu thập thông tin… Các kiến nghị/giải pháp cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không nung để giải quyết các hạn chế trên: công bố đầy đủ thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, uy tín thương hiệu; đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phương thức quản lý, tuân thủ tiêu chuẩn/QCVN; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng; nghiên cứu, tận dụng phế thải làm nguyên liệu tái chế để sản xuất vật liệu xây dựng không nung và tham gia hội/hiệp hội giao lưu, hợp tác, phát triển, hưởng các chính sách hội viên…

Hội thảo cũng nghe trình bày chuyên đề “Thách thức về mặt kỹ thuật, cạnh tranh giá cả trong việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam”. So với gạch đất nung truyền thống, gạch không nung sử dụng công cụ xây trát chuyên dụng, mạch vữa xây thấp nhất, năng suất xây cao tuy nhiên phải xây trát theo hướng dẫn của nhà sản xuất, giá thành cao. Các giải pháp được đề xuất bao gồm giải pháp kỹ thuật, thuế xử lý môi trường, công nghệ, thiết bị, nhà máy; thiết kế sản phẩm phù hợp với vùng miền; kết hợp xử lý chất thải rắn nguy hại.

Kết luận Hội thảo, TS. Phan Minh Quốc Bình - Phó Viện trưởng VPI cho biết VPI sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để cải thiện sản phẩm vật liệu xây dựng không nung để có thể đáp ứng thương mại hóa ngoài thị trường, tìm hiểu thêm các công nghệ đáp ứng được nhu cầu thị trường, nâng công suất để tăng quy mô sản xuất, giảm giá thành sản phẩm vật liệu xây dựng không nung, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.

Tham khảo:

Cách tính và lập bảng kê nguyên vật liệu xây nhà

Ở phần này, Mahaland sẽ giới thiệu đến bạn cách tính vật liệu xây nhà cấp 4 và các loại nhà khác thông qua việc định mức cát, đá, sắt thép, xi măng dựa trên khối lượng sàn bê tông để tạo được bảng kê nguyên vật liệu xây nhà chuẩn chỉnh:

Cách tính vật liệu cát, đá, xi măng cho 1m3 vữa, bê tông xây nhà

Để có thể định mức lượng cát, đá, xi măng cần dùng cho việc xây nhà trong bảng dự trù vật liệu xây nhà, có thể áp dụng công thức tính vật liệu xây nhà với cát, đá, xi măng như sau: Lấy thể tích xây dựng nhân với định mức vật liệu cần thiết cho 1m3 vữa, bê tông.

1m3 vữa xây tô mác cần 1,09m3 cát vàng; 247kg xi măng PCB40; 110 lít nước

1m3 vữa bê tông mác 200 cần 0,86m3 đá dăm; 0,483m3 cát vàng; 248kg xi măng PCB40; 185 lít nước

1m3 vữa bê tông mác 250 cần 0,85m3 đá dăm; 0,466m3 cát vàng; 324kg xi măng PCB40; 185 lít nước

1m3 vữa bê tông mác 300 cần 0,84m3 đá dăm; 0,45m3 cát vàng; 370kg xi măng và 185 lít nước.

Cách tính vật liệu sắt thép theo khối lượng sàn bê tông để xây nhà

Với cách tính vật liệu xây nhà cấp 4 và các loại nhà khác, để tạo bảng dự trù vật liệu xây dựng nhà chuẩn bạn có thể sử dụng công thức tính vật liệu xây nhà với vật liệu sắt thép như sau:

1m3 móng cần 100 đến 120 kg sắt thép

1m2 sàn nhà cần 120 đến 150 kg sắt thép

1m2 cột nhà cần 170 đến 190 kg sắt thép với nhịp dưới 5m. Đối với nhịp trên 5m thì cần 200 đến 250 kg sắt thép.

1m3 dầm cần 150 đến 220 kg sắt thép

1m3 vách nhà cần 180 đến 200 kg sắt thép

1m3 cầu thang cần từ 120 đến 140 kg sắt thép

1m3 lanh tô hoặc sênô thì cần 90 đến 120 kg sắt thép

Cách tính và tạo bảng dự trù vật liệu xây dựng nhà nhanh chóng bằng công cụ

Với bài viết trên đây, Mahaland đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết như vật liệu xây dựng nhà gồm những gì, cách tính vật liệu xây nhà cấp 4 nói riêng và các loại nhà khác nói chung, công thức tính vật liệu xây nhà đúng chuẩn. Bạn cũng có thể tạo bảng kê nguyên vật liệu xây dựng nhà đơn giản bằng công cụ DỰ TRÙ VẬT TƯ XÂY NHÀ do Mahaland cung cấp, chỉ với 4 bước đơn giản:

Bước 1: Điền chiều dài và chiều rộng của diện tích đất xây dựng

Bước 2: Điền số tầng cần xây dựng và chiều cao trung bình của các tầng

Bước 3: Điền diện tích sân và số lượng WC cần xây dựng

Bước 4: Lựa chọn loại mái và loại móng của nhà

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Đừng quên ghé thăm trang chủ Mahaland.vn để cập nhật các thông tin, kiến thức hữu ích xoay quanh chủ đề bất động sản cũng như đăng tin mua bán nhà đất nếu có nhu cầu nhé!

Share

Tin Rao Bán Bất Động Sản

Post A Comment: