Dù chỉ là căn nhà cấp bốn, nhưng ai đến chơi cũng khen nhà tôi mát nhờ thiết kế hợp lý. Cùng Mahaland.vn tìm hiểu chi tiết bên dưới!
Độc giả Nguyễn Quyết kể
"Nhà bố tôi xây tốn 900 triệu đồng nhưng tôi thuê bản vẽ mất 22 triệu đồng cho cái nhà cấp bốn. Cũng bị hàng xóm nói thừa tiền nhưng xây xong, ai tới thăm cũng bảo: "Nhà mát thế".
Thuê kiến trúc sư làm bản vẽ không chỉ là về kết cấu và công năng mà còn là hướng gió, hướng nắng theo địa lý vùng nữa".
Độc giả Chi Chi kể về trường hợp anh vợ mua nhà ở quê có thiết kế "buồn cười" và việc rút kinh nghiệm khi xây nhà của mình:
Anh vợ tôi mua một ngôi nhà ở quê. Nhìn từ bên ngoài thì ngôi nhà cực kỳ hoành tráng, trang trí rất cầu kỳ. Tuy nhiên bên trong lại rất buồn cười. Nhà có bốn phòng ngủ. Hai phòng rất bé và kín mít, một phòng rộng thênh thang với ban công và hai cửa sổ, một phòng dài thượt với hai cửa sổ và một cửa ra ban công. Chính giữa nhà bếp là hai cái cột to đùng.
Ngay sau đó là hai bác vợ cùng xây nhà cho con. Thời gian làm chỉ cách nhau mấy tháng. Tôi để ý thấy hai ngôi nhà nhìn từ bố trí mặt bằng đến hình thức bề ngoài gần y xì nhau. Hóa ra là cùng đội thợ trong làng làm. Cá biệt là một cái xoay hướng chéo chéo không giống ai, mặc dù đất rất rộng và vuông vắn.
Khi xây nhà, vợ chồng tôi đã bỏ nhiều công sức tham khảo. Chồng tôi có chút kỹ thuật đồ họa còn dựng luôn 3D cho tôi xem. Nhưng khi xem bản vẽ phác mặt bằng công năng đầu tiên của kiến trúc sư, chồng tôi xóa luôn các file đã vẽ.
Sau đó, chúng tôi nhờ người quen giới thiệu cho một kiến trúc sư. Rất may mắn gặp được một kiến trúc sư rất tận tâm. Mất gần ba tháng làm việc với nhau, ra một bản vẽ theo phong cách châu Âu rất ưng ý đến từng chi tiết và hài hòa với hình dạng miếng đất.
Thế mà lúc gửi kinh phí, bạn ấy chỉ lấy 100 nghìn đồng một m2. Lý do chính là vì "rất ít khi gặp được chủ nhà như bạn".
Độc giả Tân Gà, một người vừa làm nhà xong chia sẻ
"Tôi mới làm nhà xong. Thuê thiết kế 100 nghìn đồng một m2 sàn và làm việc với kiến trúc sư gần hai tháng trời. Sau khi thống nhất mọi thứ theo yêu cầu của tôi và chuyên môn của kiến trúc sư thì giao gọn cho thầu, tôi chỉ giám sát nguyên vật liệu. Đến giờ vào ở gần nửa năm thấy bỏ ra 40 triệu quá là xứng đáng.
Chân thành khuyên các bạn có ý định làm nhà nên thuê thiết kế".
Một số độc giả có cùng quan điểm khi cho rằng xây nhà dù ít hay nhiều tiền cũng nên có bản vẽ của kiến trúc sư, vì điều này có lợi cho gia chủ không chỉ ở hiện tại mà về sau khi muốn sửa chữa, nâng cấp nhà:
"Nhà không bản vẽ có thể đẹp nhưng chưa chắc công năng đã hợp lý, các yếu tố kỹ thuật đã đảm bảo. Nhiều nhà xây xong đẹp lắm nhưng sau gia chủ lại phải quây lưới chống nắng vì nắng gắt chiếu thẳng vào, đập vài đoạn tường vì nó không hợp lý. Thành ra ngôi nhà chả ra làm sao.
Nói chung có thiết kế vẫn hơn, thực tế chi phí không quá đắt, thậm chí là còn tiết kiệm vì trong thiết kế có dự toán công trình nên mình có thể ước tính nhà xây hết bao tiền, có bản vẽ điện nước nên biết mình cần mua bao nhiêu cho hợp lý. Chứ như chỗ tôi toàn xây không bản vẽ nên nhà ước tính thoáng là 1 tỷ thì kiểu gì xây xong cũng lên 1,3 tỷ. Trong khi nhà có bản vẽ mức độ tăng lên chỉ tầm 10% đổ lại".
"Nhờ kiến trúc sư có kinh nghiệm vẽ mà còn phải sửa bản vẽ cả chục lần mới vừa ý. Bản vẽ ngoài nội thất, ngoại thất nhà ra, còn hệ thống điện nước, kết cấu, vật liệu và giá trị thi công. Bản vẽ không chỉ là cái hình ngôi nhà, kiến trúc sư sẽ tính các phương án tối ưu của nhà nữa, nhà không có kiến trúc sư vẽ vô nhìn là biết ngay, rất nhiều chi tiết thừa không sử dụng đến.
Còn nếu đi xin bản vẽ trên mạng về dùng, thì đó là cái nhà của người ta không phải của mình, mỗi căn nhà nó có dáng vẻ riêng, theo ý thích mong muốn riêng của từng chủ nhà. Người thích phòng khách to, người thích phòng ngủ to, nhà bếp rộng... Bản vẽ bạn phải lưu lại để sau này còn sửa chữa và bảo trì nhà nữa chứ không phải là để cho có".
Cách tính diện tích để dự toán chi phí xây nhà cụ thể
Có 7 loại diện tích cần nắm rõ trong quá trình dự toán chi phí xây nhà là:
- Diện tích sàn
- Diện tích móng
- Diện tích mái nhà
- Diện tích tum
- Diện tích tầng hầm
- Diện tích sân
- Diện tích ban công
Chi tiết như sau:
Diện tích sàn
Để tính được tổng diện tích sàn sử dụng, cần thực hiện phép cộng trên toàn bộ diện tích sàn ở các tầng trong nhà. Tùy theo kiểu thiết kế của nhà ở mà hệ số sàn sẽ khác nhau: Có những phần sàn có lát gạch, mái che và cũng có những phần sàn có lát gạch nhưng không có mái che như ở sân thượng, sân trước hoặc sân sau, phần diện tích thông tầng.
Diện tích móng
Phần diện tích móng nếu không được tính toán tốt sẽ gây mất an toàn cho ngôi nhà của bạn. Đối với từng loại móng nhà khác nhau thì sẽ có hệ số tính cũng như chi phí nhân công khác nhau, gia chủ cần lưu ý đến điều này để có cách tính chi phí xây nhà chuẩn nhất.
Món đơn được tính theo hệ số 40% diện tích. Đối với móng băng sẽ có hệ số 50% và móng bè sẽ được tính theo hệ số 100% diện tích.
Đọc thêm về:
Diện tích mái nhà
Cũng giống như móng nhà, tùy từng loại mái nhà sẽ có cách tính diện tích theo hệ số khác nhau. Ví dụ mái nhà được xây bằng vật liệu bê tông cốt thép nhưng không lát gạch có hệ số 50% diện tích, đối với mái nhà được lát gạch thì hệ số này là 60%.
Diện tích tum
Phần diện tích tum có thể là toàn bộ diện tích sàn hoặc có chừa một phần sân thượng, phụ thuộc vào mong muốn của gia chủ. Diện tích tầng tum sẽ được tính là 100% diện tích sử dụng nhà ở.
Diện tích tầng hầm
Diện tích tầng hầm sẽ được tính phụ thuộc vào độ sâu, cụ thể:
- Đối với độ sâu dưới 1,5m so với code đỉnh ra thì sẽ tính là 150% diện tích.
- Độ sâu dưới 1,7m so với code đỉnh ra, diện tích hầm được tính là 170% diện tích.
- Độ sâu dưới 2m thì hệ số sẽ là 200% diện tích và với độ sâu dưới 3m thì giá cả sẽ được thông báo sau khi nhà thầu thực hiện khảo sát.
Diện tích sân
Diện tích phần sân nhà có đổ cột, đà kiềng, được lát gạch và xây dựng tường rào sẽ được tính theo hệ số tương ứng như sau:
- Sân có diện tích dưới 15m2 thì tính 100% diện tích.
- Dưới 30m2 thì tính 70% diện tích.
- Trên 30m2 thì tính 50% diện tích.
- Đối với sân thượng được thiết kế kèm mái che, trang trí thì tính 75% diện tích.
Diện tích ban công
Diện tích ban công sẽ có cách tính khác nhau, tương ứng với việc có mái che, lát nền hay không. Cụ thể:
- Với ban công có mái che thì sẽ tính là 100% diện tích.
- Nếu ban công không có mái che nhưng có lát nền sẽ tính là 70% diện tích.
- Ô thông tầng nếu lớn hơn 8m2 sẽ tính 50% diện tích.
Bạn hoàn toàn có thể dùng những kinh nghiệm được chia sẻ bên trên để tham khảo khi có nhu cầu mua bán nhà đất (hoặc mua bán căn hộ). Tuy nhiên, bạn cần biết rằng chi phí xây nhà tại mỗi tỉnh thành hoặc quận huyện sẽ có một sự chênh lệch nhất định, phụ thuộc vào giá cả thị trường và các loại thuế phí. Ví dụ, giá nhà tại TPHCM thường sẽ cao hơn giá nhà tại Thanh Hóa, Nha Trang,... Nếu bạn có ý định mua bán nhà đất TPHCM, ngoài việc dự toán chi phí xây nhà để xem giá cả có hợp lý chưa, bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác biệt trong thuế phí xây nhà giữa các quận huyện trong TPHCM hoặc giá cả mỗi khu vực của TPHCM bao nhiêu là hợp lý!
Nguồn tham khảo: VnExpress
Post A Comment:
0 comments: